Theo thông tin từ Cục Du Lịch Quốc Gia, năm 2024 vừa qua, ngành du lịch nước ta chứng kiến sự khởi sắc sau nhiều năm khó khăn do đại dịch Covid. Lượt khách quốc tế đến Việt Nam ước tính 17,5 triệu lượt, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa cũng tăng 1,6% với 110 triệu lượt. Nguồn thu từ khách du lịch ước tính tăng 23,8% (so với cùng kỳ 2023) tương đương 840 nghìn tỷ đồng. Sự khởi sắc của ngành tiếp tục mang đến điểm sáng trong tổng thể kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV – SME) không ngừng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của một nền công nghiệp không khói. Thế nhưng tiềm năng của ngành du lịch lại đang gặp phải một “khoảng trống” về nhân lực.
“Lỗ hổng” về nguồn lực chuyên ngành chất lượng cao
Du lịch thế giới và Việt Nam đang ngày một sôi động hơn với những sự thay đổi mạnh mẽ trong các loại hình du lịch. Các loại hình này không chỉ đa dạng hơn về số lượng mà còn đi cả về chiều sâu trong chất lượng với đòi hỏi về sự bền vững, từ du lịch tự túc, chương trình trọn gói, du lịch biển, du lịch dài ngày, ngắn ngày, v.v. Số liệu của Cục Du Lịch cho thấy năm nay 2025, chúng ta sẽ cần đến 800 nghìn lao động tại các điểm đến du lịch, trong khi tổng năng lực đào tạo ngành Du lịch của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có thể cho ra khoảng 20 nghìn sinh viên mỗi năm. Có thể thấy, con số này là vô cùng hạn chế so với nhu cầu thực tiễn.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao chắc chắn sẽ gây cản trở cho sự phát triển của du lịch Việt Nam, theo nhận định của Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy. Ông cho hay, ngành Du lịch của chúng ta hiện đang được vận hành chủ yếu bởi những “người tay ngang” được đào tạo đại học về Ngoại ngữ hoặc các lao động tự phát. Phần lớn trong số họ đều không được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản như các sinh viên chính quy ngành du lịch.
Đa phần nguồn lực này đều không được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản như các sinh viên cao đẳng, trung cấp, đại học. Theo thống kê sơ bộ của Cục, hiện nay, hiện nước ta có khoảng 800.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch; tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch chỉ chiếm khoảng 45%, còn lại là lao động từ ngành khác chuyển sang (35%) và chưa qua đào tạo (20%). Với những lao động được đào tạo, chỉ có 1/10 trong số họ có trình độ đại học và sau đại học.
Trong thực trạng thiếu hụt trầm trọng về số lượng và chất lượng nhân sự trong ngành, phần lớn các công ty tập đoàn lớn đều phải tự chủ trong việc đào tạo và đạo tạo lại nguồn nhân lực với các chương trình và hệ thống có quy mô và chi phí cao[1] . Thông thường, các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn khách sạn Accor, IHG đều phải mất từ sáu tháng đến một năm để đào tạo lại nhân viên, để họ vận hành nhuần nhuyễn với hệ thống của doanh nghiệp. Với tiềm lực giới hạn, DNNVV là đối tượng chật vật nhất trong việc thu hút nhân tài để vận hành và đón đầu các cơ hội phát triển trong những năm tới đây. Vậy đâu là giải pháp hỗ trợ các DNNVV để đón đầu những làn sóng phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm tới đây?
Đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao tiêu chuẩn Thụy Sĩ bền vững và linh hoạt cho DNNVV
Nhận thấy thực trạng này, dự án Du lịch Thụy Sỹ vì sự Phát triển Bền vững tại Việt Nam (tên tiếng Anh: Swiss Tourism for Sustainable Development Project in Vietnam – ST4SD), triển khai hợp phần Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam với trọng tâm là Chương trình Đào tạo Quản trị Du lịch và Khách sạn Thụy Sĩ (The Swiss Executive Hospitality Training – The Swiss EHT) cùng sự hợp tác với trường Quản trị Kinh doanh Dịch vụ và Du lịch EHL – trường đào tạo ngành dịch vụ khách sạn hàng đầu thế giới của Thụy Sỹ. Với tầm nhìn của chương trình nhằm bồi đắp lực lượng lao động bền vững và vươn tầm đạt chuẩn quốc tế, Swiss EHT đưa các Cán bộ Quản lý vào trọng tâm đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Bởi đây chính là đối tượng nòng cốt trong ngành du lịch khách sạn. Họ đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm và sẵn sàng để được đào tạo tăng cường nhằm đạt chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, họ cũng chính là những người đạo tạo trực tiếp trong quá trình vận hành cho các nhân sự mới vào nghề, giúp lan tỏa các giá trị và tiêu chuẩn quốc tế tới đông đảo đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp và toàn ngành du lịch khách sạn.
Đây chính là chiến lược quan trọng trong việc xây dựng một ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam lấy bền vững làm trọng tâm, phát triển lực lượng lao động đa dạng, có kỹ năng cao, sẵn sàng thích nghi với thị trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Cách tiếp cận bền vững của chương trình nằm ở việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo trong nước bằng cách xây dựng và chuyển giao chương trình. Nhờ vậy, khu vực tư nhân cùng các tổ chức đối tác tại Việt Nam đóng vai trò dẫn dắt để nâng cao chất lượng đào tạo và tiến tới thương mại hóa các chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo chương trình EHT. Điều này giúp chương trình không phụ thuộc vào dự án mà vẫn sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển sau khi dự án hoàn thành. Ngoài ra, chương trình cũng xây dựng mạng lưới cựu học viên, tạo cơ hội kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành du lịch Việt Nam.
Thêm vào đó, ngành du lịch nói chung cũng như các DNNVV nói riêng cũng không thể chỉ trông chờ nguồn đào tạo chính quy với số lượng đầu ra khiêm tốn và chưa có các kinh nghiệm thực tiễn để tham gia vào thị trường. Trên thực tế, chúng ta cần đào tạo ngay và trang bị lại các kiến thức cho các nguồn nhân lực sẵn có. Trước hết, các nhân sự ngành du lịch đã rời ngành sau đại dịch là một lực lượng đông đảo với kinh nghiệm thực tế cao. Ngoài ra, với bối cảnh kinh tế hiện tại, rất nhiều nhân sự từ các ngành dịch vụ khác cũng có tiềm năng trở thành lực lượng nòng cốt của ngành du lịch khách sạn.
Tuy nhiên, thời gian và chi phí đào tạo và tập huấn các nguồn nhân lực này đang là trở ngại chính đối với các DNNVV, bởi họ vẫn đang trong giai đoạn phục hồi với nguồn lực có giới hạn. Để giải quyết vấn đề này, chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của DNNVV. Các chu kỳ học ngắn với mỗi cấp độ (Cơ bản, Trung cấp, Nâng cao) chỉ kéo dài một tháng. Thời gian học trực tuyến chiếm 70-80% và 20-30% thời gian tập trung vào các buổi học trực tiếp, nhằm kết nối mạng lưới và nghiên cứu tình huống thực tế. Thiết kế này phù hợp đặc biệt với những DNNVV nơi người đi làm có quỹ thời gian hạn chế, giúp họ cân bằng việc học với công việc. Được chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, mức học phí của chương trình cũng rất hợp lý. Các học viên sau khi đào tạo, ngoài các kiến thức và kỹ năng nâng tầm công việc, đều có cơ hội nhận được chứng chỉ của trường EHL danh giá, giúp họ tăng sức cạnh tranh trong thị trường lao động.
Tầm nhìn Thụy Sĩ cho doanh nghiệp Việt Nam
Chương trình Đào tạo Quản trị Du lịch và Khách sạn Thụy Sĩ được thiết kế với tầm nhìn đưa phát triển bền vững và kỹ năng quản trị trở thành những yếu tố cốt lõi trong ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam.[2] Thay[3] vì chạy theo tăng trưởng nhanh, chương trình khuyến khích mô hình “du lịch chậm”, bền vững và có trách nhiệm, trong đó con người – cụ thể là đội ngũ quản lý và nhân sự ngành – được trang bị để chủ động thích ứng và dẫn dắt sự chuyển mình của ngành trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động.
Với cách thức và thời lượng đào tạo ngắn hạn và mục tiêu nâng tầm cho doanh nghiệp Việt, chương trình Swiss EHT tập trung tăng cường nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao, thay vì hướng đến đào tạo kỹ năng nghề (vốn nằm trong các kế hoạch dài hạn của quốc gia). Việc nâng cao năng lực cho cấp quản lý có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi mà chính họ sẽ là nguồn lực đào tạo cũng như nâng cao năng lực cho chính nhân viên trong doanh nghiệp họ đang vận hành hay quản lý.
Tầm nhìn này được hiện thực hóa thông qua sứ mệnh xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và đổi mới, kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và giá trị xã hội. EHT hướng đến đào tạo những cá nhân không chỉ giỏi chuyên môn trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và dịch vụ lưu trú, mà còn nhận thức rõ vai trò của mình trong việc gìn giữ môi trường, tôn trọng sự đa dạng và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Chương trình thường xuyên cập nhật xu hướng, kỹ thuật và thực hành tốt nhất trên thế giới thông qua hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo uy tín.
Triết lý giảng dạy của chương trình đề cao sự kết hợp giữa tư duy phản biện, sáng tạo và phát triển cá nhân. Đội ngũ giảng viên và chuyên gia giảng dạy đều đã tham gia quy trình Huấn luyện Thực nghiệm Ứng dụng và Chuyển giao (Train the Trainer) của EHL, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. Các học phần được xây dựng dựa trên phương pháp học tích cực, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các tình huống, nghiên cứu điển hình và bài tập nhóm. Người học không chỉ tích lũy kiến thức, mà còn được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy dài hạn – những yếu tố cốt lõi để xây dựng sự nghiệp bền vững trong ngành dịch vụ đầy cạnh tranh.
bổ sung ý: 1 doanh nghiệp lớn như các tập đoàn khách sạn quốc tế (Accor, Intercontinental…) phải mất 6 tháng đến 1 năm để đào tạo lại nhân viên có thể làm được việc
Phương Anh xem có nên giải thích thêm cách tiếp cận chủ lực nữa của chương trình là tập trung đào tạo quản lý cấp trung, thay vì đào tạo nghề (skill development) để qua đó thúc đẩy các cán bộ quản lý có năng lực đào tạo hay nâng cao năng lực cho chính nhân viên trong DN mình quản lý. Chị đưa ra ý này là vì rất nhiều người trong ngành DL chỉ trích dự án khôgn tập trung hỗ trợ đào tạo nghề DL – cái cần nhất lúc này.
Ở đây bổ sung thêm ý như chị Giang suggest và theo mạch ở trên là nhấn mạnh đối tượng nhắm đến của chương trình đào tạo Swiss EHT là cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp du lịch và khách sạn.
Cậu cứ viết lại theo mạch của cậu và nhấn mạnh ý này nhé cho xuyên suốt từ trên xuống dưới nhé.