QUANG NAM – With its sustainable tourism development strategy, Quang Nam province is the first locality in Vietnam to issue a set of green tourism criteria and award green certification to tourism companies operating in the area.
Accompanying with the provincial strategy, many local tourism enterprises have shown responsibilities for the community and society by doing their businesses in a green and sustainable way.

Sustainable development at accommodation providers
In Hoi An city, some accommodation providers have implemented sustainable tourism activities to lower damaging impacts on the environment, protect local cultural heritages, and bring economic and social benefits for the community such as plastic waste reduction, use of recyclable or degradable materials, turn organic waste into organic fertilizer, and so on.
Silk Sense Hoi An River Resort is one of companies receiving the green certification from Quang Nam province and announced as the first resort without plastic waste in the area. Since its establishment, the resort has followed the path of sustainable development when using environmentally friendly materials in construction and decoration.

Tran Thai Do, Chairman of Silk Sense Hoi An River Resort, said that implementing sustainability practices has brought many benefits for the resort. “We have reduced operations costs thanks to energy saving and efficient waste management. Besides, the application of sustainable measures helps to enhance our reputation and image in the eyes of customers. For tourism companies and the Vietnamese tourism sector, sustainable development brings an opportunity to increase the service quality, attract tourists with awareness of environmental protection, and build the tourism industry with long-term and stable development,” Do said.
Meanwhile, Bliss Hoi An Beach Resort & Wellness always aims for sustainable development based on environmental, economic, and social aspects. The resort selects its employee, Ho Thi Thu Loc, to be the Sustainability Ambassador who follow green living practices every day and share with her colleagues about ways to contribute to sustainability and waste reduction.
“Sustainability practices at the resort help to protect the environment, create a more friendly and productive working environment as well as encourage the participation of our employees in the decision making process. Sustainable development also contributes to saving costs and boosting our image,” a representative of Bliss Hoi An Resort & Wellness said.
With the sustainability practices, few accommodation providers have been awarded with international sustainable certifications by Travelife and green certifications following the set of green tourism criteria by Quang Nam province.
Development of sustainable tourism model
With desire to jointly make Hoi An to become a green destination, many inhabitants of Hoi An are proactive to create new and unique tourism products, thereby contributing to promoting indegenous values and developing the local economy.
Although starting her business with rose-based products, Nguyen Thi Phuc – owner of Phuc Nguyen Rose, always has a great passion on kumquat trees – one of the native plants of Cam Ha commune. Turning her thoughts into action, she has developed community-based tours and sold products made from kumquats such as dried kumquats and kumquat tea with dried plum. Tourists visiting her farm can plant kumquat trees, learn about layering branches and shaping trees, prepare and enjoy drinks made from kumquat fruits.
“In 2023, dried kumquats were granted 3-star OCOP (“One Commune, One Product”) certificate. It is a driving force for Phuc Nguyen Rose to develop products made from Cam Ha kumquats and become one of Hoi An’s specialties brought home by tourists. I hope to spead the image of Cam Ha kumquats and become a meaningful community-based tourism model that creates values of local resources for the green economic development,” Phuc said.

Meanwhile, recognizing the increasing demand for clean food among tourists, Mr. Pham Vu Dung – owner of Rose Travel Service and Hoi An Chic Hotel – has implemented a farm-to-table model with the Hideaway Garden restaurant. The restaurant offers a unique dining experience with clean, fresh, and healthy food and drinks. Additionally, tourists can experience the life of a farmer by digging, planting, and cooking with fresh ingredients sourced from Hideaway Garden’s organic farm.
Mr. Dung hopes that this model will add a new experience for tourists and increase the value of Hoi An tourism. “Cam Ha Commune is one of the communes with a long-standing agricultural tradition in Hoi An, with two famous craft villages: Cam Ha kumquat village and Tra Que vegetable village. The location of Hideaway Garden, situated between these two points, serves as a bridge, connecting the two craft villages,” Mr. Dung shared. “We want to develop into a model, spreading and replicating it to the community to develop the local economy and contribute to making Hoi An a green destination for tourists.”
The participation of the tourism community plays an important role in the process of green transformation and building a sustainable destination brand for Quang Nam province. The “Swiss Tourism for Sustainable Development in Vietnam” (ST4SD) project is currently researching and planning to support Quang Nam province in updating the green tourism criteria and developing sustainable tourism models and products in Cam Ha Commune, Hoi An City.
Funded by the Swiss Federal Economic Affairs Directorate, the project is co-implemented by Helvetas Vietnam and the Rural Economic Development Center (CRED).
QUẢNG NAM – Với định hướng phát triển du lịch bền vững, tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Bộ tiêu chí du lịch xanh và triển khai cấp chứng nhận du lịch xanh cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
Đồng hành với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, nhiều doanh nghiệp tại địa phương thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội khi thực hành các hoạt động kinh doanh lữ hành và du lịch theo hướng xanh và bền vững.

Phát triển bền vững tại các cơ sở lưu trú
Tại thành phố Hội An, một số cơ sở lưu trú đã và đang triển khai các hoạt động du lịch bền vững để giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ di sản văn hoá địa phương, và tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng như giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng các vật dụng có thể tự tái chế hoặc tự tiêu hủy trong môi trường tự nhiên, tái chế rác hữu cơ thành phân bón, v.v.
Silk Sense Hội An River Resort là một trong số các doanh nghiệp đạt chứng nhận tiêu chuẩn xanh của tỉnh Quảng Nam và được công bố là khách sạn không rác thải nhựa đầu tiên tại địa phương. Ngay từ khi thành lập, khu nghỉ dưỡng đã theo đuổi hành trình phát triển bền vững khi sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng và trang trí nội thất.

Ông Trần Thái Do, chủ đầu tư của Silk Sense Hội An River Resort, cho biết việc thực hành các hành động phát triển du lịch bền vững đã mang đến nhiều lợi ích cho khu nghỉ dưỡng. “Chúng tôi đã giảm thiểu được chi phí vận hành nhờ vào việc tiết kiệm năng lượng và quản lý rác thải hiệu quả. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp bền vững cũng giúp tăng cường uy tín và hình ảnh của khu nghỉ dưỡng trong mắt khách hàng. Đối với doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung, phát triển bền vững mang đến cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách có ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng một ngành du lịch phát triển lâu dài, ổn định,” ông Do chia sẻ.
Trong khi đó, Bliss Hội An Beach Resort & Wellness luôn hướng đến phát triển bền vững trên ba khía cạnh: môi trường, kinh tế, và xã hội. Khu nghỉ dưỡng chọn nhân viên Hồ Thị Thu Lộc làm Đại sứ bền vững thực hành sống xanh mỗi ngày và chia sẻ với đồng nghiệp về cách thức đóng góp cho sự bền vững và giảm thiểu chất thải.
“Việc thực hành bền vững tại khu nghỉ dưỡng giúp bảo vệ môi trường, tạo môi trường làm việc thân thiện và năng suất hơn, cũng như khuyến khích sự tham gia của nhân viên chúng tôi trong quá trình ra quyết định. Phát triển theo hướng bền vững cũng góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp,” đại diện của Bliss Hội An Beach Resort & Wellness nói.
Với các hoạt động thực hành bền vững, một số cơ sở lưu trú đã nhận chứng nhận từ tổ chức quốc tế Travelife và chứng nhận xanh theo Bộ tiêu chí du lịch xanh của tỉnh Quảng Nam.
Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại địa phương
Với mong muốn cùng chung tay đưa Hội An trở thành điểm đến xanh, nhiều người dân Hội An đã chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo mới, góp phần phát huy giá trị bản địa và phát triển kinh tế địa phương.
Mặc dù khởi nghiệp với các sản phẩm từ hoa hồng, chị Nguyễn Thị Phúc – chủ dự án khởi nghiệp Phúc Nguyễn Rose, luôn đau đáu với cây quật (hay còn gọi là quất) – một loại cây trồng bản địa của xã Cẩm Hà. Nghĩ là làm, chị bắt đầu xây dựng tour du lịch cộng đồng và bán các phẩm từ quật như quật sấy sợi và xí muội quật sấy. Du khách đến vườn được trải nghiệm trồng quật, tìm hiểu cách chiết cành và tạo dáng cho cây, pha chế và thưởng thức nước uống từ trái quật.
“Năm 2023, quật sấy sợi đạt chứng nhận OCOP 3 sao (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) là động lực để Phúc Nguyễn Rose phát triển sản phẩm từ trái quật đất Cẩm Hà và trở thành đặc sản của Hội An trong hành lý của du khách. Tôi mong được lan toả hình ảnh sản phẩm cây quật Cẩm Hà và trở thành mô hình du lịch cộng đồng ý nghĩa, tạo nên giá trị của sức mạnh tài nguyên bản địa trong phát triển kinh tế xanh,” chị Phúc chia sẻ.

Trong khi đó, nhận thấy nhu cầu ăn uống thực phẩm sạch đang ngày được du khách quan tâm, ông Phạm Vũ Dũng – chủ công ty Rose Travel Service và Hội An Chic Hotel – triển khai mô hình từ nông trại đến bàn ăn với nhà hàng Hideaway Garden. Nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống độc đáo với các món ăn và đồ uống sạch và tươi, tốt cho sức khoẻ khách hàng. Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm làm nông dân cuốc đất, trồng rau, và nấu ăn với những nguyên liệu tươi ngon lấy từ trang trại hữu cơ của Hideaway Garden.
Ông Dũng mong rằng mô hình này sẽ góp thêm trải nghiệm mới cho du khách và tăng thêm giá trị cho du lịch Hội An. “Xã Cẩm Hà là một trong những xã có truyền thống làm nông lâu đời tại Hội An với hai làng nghề nổi tiếng là làng quất Cẩm Hà và làng rau Trà Quế. Vị trí của Hideaway Garden nằm giữa hai điểm trên vừa đóng vai trò là cầu nối, kết nối hai làng nghề,” ông Dũng chia sẻ. “Chúng tôi muốn phát triển thành mô hình kiểu mẫu, lan tỏa và nhân rộng ra cho cộng đồng để phát triển kinh tế địa phương cũng như đóng góp để Hội An trở thành một điểm đến xanh cho du khách.”
Sự tham gia của cộng đồng làm du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh và xây dựng thương hiệu điểm đến bền vững của tỉnh Quảng Nam. Dự án “Du lịch Thuỵ Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam” (ST4SD) hiện đang nghiên cứu và lên kế hoạch để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam cập nhật Bộ tiêu chí du lịch xanh và phát triển các mô hình và sản phẩm du lịch bền vững tại xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.
Với sự tài trợ của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ, dự án được đồng thực hiện bởi tổ chức Helvetas Việt Nam và Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED).